Luật sư hay thường được dân gian gọi là “thầy cãi” là một nghề cao quý. Nghề Luật sư ngày càng thể hiện được vị thế, vai trò to lớn trong xã hội. Vậy, muốn trở thành luật sư cần những yếu tố điều kiện, tiêu chuẩn nào? Sau đây đây mình sẽ tổng hợp, phân tích một số yếu tố cần có để trở thành Luật sư cho mọi người cũng như các bạn trẻ có đam mê về Luật cùng hiểu.
- có vốn ngoại ngữ tốt
- Kỹ năng tư vấn pháp luật
- Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, giải quyết vấn đề
- Tư duy phân tích, tổng hợp, phán đoán, và tư duy logic
- Đạo đức nghề nghiệp
có vốn ngoại ngữ tốt
Bên cạnh những yếu tố trên ra thì một người luật sư cần có vốn ns goại ngữ tốt. Hiện nay đang diễn ra xu thế toàn cầu hóa là cơ hội để các luật sư có thể vươn mình, tiến xa hơn trên trường quốc tế. Tiếng anh rất quan trọng không chỉ giúp đỡ các luật sư biết thêm một thứ tiếng, có thể hiểu được tiếng anh pháp lý, trao đổi với bạn bè quốc tế về luật pháp. Thật tuyệt vời nếu các luật sư trang bị cho mình một hành trang tiếng anh để có thể khẳng định mình, giao lưu với bạn bè quốc tế.
có vốn ngoại ngữ tốt
Kỹ năng tư vấn pháp luật
Kỹ năng tư vấn pháp luật là một trong những kỹ năng quan trọng cần có của một người luật sư. Xã hội ngày càng phát triển kéo theo những vấn đề cần có pháp luật để điểu chỉnh. Việc một người có những thắc mắc về Luật, muốn được tư vấn cần phải có người tư vấn đó là luật sư. Vậy Một luật sư cần có kỹ năng tư vấn pháp luật, am hiểu pháp luật một cách sâu sắc, có thể giúp người khác hiểu mình cần làm gì, phải làm gì. Bên cạnh đó kỹ năng tư vấn pháp luật sẽ giúp các luật sư thoát ly khỏi những lí thuyết cứng nhắc mà thay vào đó là những vụ việc, vụ án cụ thể.
Kỹ năng tư vấn pháp luật
Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, giải quyết vấn đề
Người ta vẫn thường hay gọi luật sư là các thầy cãi cũng bởi nghề luật là nghề nói, nghề cãi. Vì vậy kỹ năng giao tiếp cũng như kỹ năng thuyết phục, diễn giải vấn đề 1 cách khúc chiết luôn là những kỹ năng quan trọng nhất. Hãy thử tưởng tượng xem, trong 1 phiên tòa mà vị luật sư cứ nói ấp a ấp úng, diễn đạt lủng củng, không rành mạch…thì chắc hẳn thân chủ của anh ta sẽ thua kiện. Hay trong một cuộc trò chuyện, tư vấn pháp luật mà người luật sư giao tiếp ngại ngùng, đối khi còn lúng túng như vậy pháp luật sẽ không đến được với người cần tư vấn một cách trọn vẹn nhất. Trong thời buổi hiện nay kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, giải quyết vấn đề có vai trò hết sức quan trọng trong việc thành công của một vụ án, cũng như giải quyết tình huống, tư vấn pháp luât.
Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, giải quyết vấn đề
Tư duy phân tích, tổng hợp, phán đoán, và tư duy logic
Đã là luật sư thì bạn luôn phải đối diện với những vụ án, tình huống cụ thể trong cuộc sống. Bởi vậy tư duy phân tích, tổng hợp là vô cùng quan trọng. Chẳng hạn có một vụ án liên quan đến cướp tài sản bạn cần sử dụng tư duy phân tích đây thuộc loại tội phạm gì? chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, khách quan ra sao? bị xử phạt theo pháp luật như thế nào…Sau đó tổng hợp lại đưa ra cachs giải quyết hợp lí, đúng nhất. Quan trọng hơn là các luật sư có tư duy phán đoán, tư duy phân tích, sâu chuỗi các sự việc với nhau, xét toàn bộ vụ việc trong nhiều quan hệ, không gian thời gian khác nhau. Từ đó người luật sư có một cái nhìn tổng quát đa diện, nhiều chiều.
Tư duy phân tích, tổng hợp, phán đoán, và tư duy logic
Đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp là một trong những yếu tố hàng đầu cần có ở mỗi người. Đối với người luật sư đây là yếu tố quan trọng hơn cả. Đạo đức nghề nghiệp là chuẩn mực để đánh giá nhân cách, là thước đo của sự thành công. Người luật sư đạo đức nghề nghiệp đó là sự thật, đi theo lẽ phải, bảo v.ệ công lý, không làm trái với lương tâm của mình. Luật sư là người quyền lực đổi trắng thành đen, sai thành đúng, biến hóa khôn lường. Bởi vậy khi làm “thầy cãi” mỗi luật sư cần phải có đạo đức nghề nghiệp có chứng kiến của riêng mình có “cái đầu lạnh, trái tim nóng, bàn tay sạch”.
Đạo đức nghề nghiệp
Trên đây là một số yếu tố để trở thành Luật sư. Những yếu tố trên có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nên một người luật sư tài năng, tâm huyết, yêu nghề,bảo vệ công lý. Thông qua đó giúp các bạn trẻ có thêm nghị lực, phấn đấu để trở thành “Thầy cãi” vừa có đức vừa có tài. Sau này góp sức nhỏ bé của mình xây dựng pháp luật, đưa đất nước ngày càng phát triển và đi lên.
Đăng bởi: Nguyễn Thị Minh Hằng