5 kinh nghiệm hữu ích nhất dành cho sinh viên ngành luật khi đi thực tập

5 kinh nghiệm hữu ích nhất dành cho sinh viên ngành luật khi đi thực tập

Luật là một ngành học tương đối khó, đòi hỏi người học cần phải nắm vững kiến thức cơ bản mà còn phải hiểu được nhiều vấn đề trong thực tế để giải quyết vấn đề một cách chính xác và khách quan nhất. Trong quá trình học tập tại trường, sinh viên luật cần phải trải qua giai đoạn thực tập tại cơ quan nhà nước, công ty, văn phòng luật,… Vì vậy, sinh viên khi muốn hoàn thành tốt khóa thực tập của mình thì nên tham khảo một số kinh nghiệm hữu ích dưới đây.

  • Các kỹ năng “mềm” cần thiết
  • Kỹ năng nghề nghiệp thực tế
  • Chọn người hướng dẫn
  • Chọn nơi để xin thực tập
  • Chọn đúng thời điểm

Các kỹ năng “mềm” cần thiết

Kỹ năng mềm là một kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với sinh viên, nhất là đối với sinh viên học ngành luật. Sự tự tin, thông minh và tinh tế trong quá trình giao tiếp, ứng xử là một bước vô cùng quan trọng trong quá trình đi thực tập cũng việc tìm kiếm việc làm sau khi ra trường. Kiến thức là bậc thang đi đến cánh cửa tương lai trong khi kỹ năng mềm lại là chìa khóa để mở cánh cửa, đi lên nấc thang của sự danh vọng và thành công.

Sinh viên Luật có thể tự rèn luyện những kỹ năng mềm của mình bằng nhiều cách, chẳng hạn như:

  • Tham gia các hoạt động xã hội của khoa, Trường và các câu lạc bộ
  • Rèn luyện kỹ năng giao tiếp thông qua sự mạnh dạn đưa ra ý kiến trong các vấn đề, lựa chọn từ ngữ, thái độ, cử chỉ đúng mực
  • Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm thông qua việc lập kế hoạch nhóm, phân chia đầu việc,…
  • Tham gia các phiên tòa giả định, các buổi thực tập tư vấn luật pháp tại Khoa, Trường để rèn luyện kỹ năng đàm phán, ứng xử, kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Rèn luyện kỹ năng tra cứu thông tin trên các phương tiện như sách, báo, internet,…
5 kinh nghiệm hữu ích nhất dành cho sinh viên ngành luật khi đi thực tập

Các kỹ năng “mềm” cần thiết

Kỹ năng nghề nghiệp thực tế

Luật không phải là một ngành dễ, việc nắm bắt đầy đủ và chính xác các quy định pháp luật, kiến thức pháp lý chưa là con đừng quyết định sự thành công của bạn sau này. Nắm kiến thức là chưa đủ cần phải bồi dưỡng thêm nhiều kinh nghiệm thực tế để áp dụng những gì đã học vào thực tiễn, đối chiếu và xem xét sự khác nhau và giống nhau giữa hai vấn đề được giải quyết ở hai mặt khác nhau là sách vở và thực tiễn. Thực tiễn và sách vở luôn là hai con đường cách xa nhau nhưng có một điểm chung là song song tồn tại. Chỉ có vận dụng kiến thức vào đúng trường hợp mới mang lại hiệu quả.

Kỹ năng nghề nghiệp thực tế không phải chỉ có sau khi bạn đi thực tập mà thời gian ngồi tại ghế nhà trường cũng là cơ hội để sinh viên luật bồi dưỡng thêm kiến thức thực tế cho bản thân. Bạn có thể tham gia vào các hoạt động thực tế tại khoa, tham gia các buổi tư vấn pháp luật tại các công ty, tham dự các buổi sinh hoạt định kì của các câu lạc bộ chuyên môn,… để tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm quý báu.

5 kinh nghiệm hữu ích nhất dành cho sinh viên ngành luật khi đi thực tập

Kỹ năng nghề nghiệp thực tế

Chọn người hướng dẫn

Chọn người hướng dẫn cũng là một trong những bước quan trọng dẫn đến các bước phát triển sau này của sinh viên. Lựa chọn người hướng dẫn cũng không phải chuyện dễ bởi đa phần sinh viên sẽ không được lựa chọn người hướng dẫn cho mình khi đi thực tập. Thông thường, việc chọn hay phân công người hướng dẫn cho sinh viên đều cho đơn vị tiếp nhận chỉ định. Vì vậy, khi biết người dẫn dắt, chỉ dạy mình là ai thì việc cần làm trước tiên là nên tìm hiểu kỹ về người hướng dẫn. Theo nghiên cứu thực tế thì người dạy sẽ quyết định đến 80% sự tiếp thu của sinh viên trong quá trình thực tập. Mức độ nhiệt tình truyền thụ kiến thức và kinh nghiệm cho bạn nằm ở mức độ nào. Một người thực hành nghề luật giỏi chưa chắc họ sẽ là người thầy giỏi.

5 kinh nghiệm hữu ích nhất dành cho sinh viên ngành luật khi đi thực tập

Chọn người hướng dẫn

Chọn nơi để xin thực tập

Sau khi nhận được lịch đi thực tập hoặc bạn muốn tìm chỗ thực tập sớm hơn một chút thì vấn đề chọn nơi để xin thực tập là rất quan trọng. Thông thường, hiện nay sinh viên đi thực tập thường theo cơ chế “bạn bè”, tức là một nhóm bạn sẽ cùng xin vào một điểm thực tập để “có bạn có bè” chia sẻ cho nhau, kể cả chuyện tác gẫu ngay trong lúc thực tập. Vấn đề phải xin ở đâu để và được kinh nghiệm gì tốt sau khi thực tập không được quan tâm nhiều.

Quả thật để tìm được một nơi thực tập tốt và đúng sở thích không phải là chuyện dễ, cần có quá trình tìm hiểu, đầu tư và nghiên cứu kỹ lưỡng. Nếu như bạn muốn làm thư ký tòa án thì nên nộp đơn vào tòa án, muốn làm luật sư tương lai thì nên đến những văn phòng luật sư,… Hiện nay nhiều văn phòng luật sư trá hình tồn tại khá nhiều nên nhiều sinh viên dễ dàng mắc bẫy. Vì vậy, sinh viên cần tìm chung những người cùng sở thích để cùng xin vào địa điểm phù hợp đã được tìm hiểu kỹ để tránh trường hợp chán nản sau này.
Nếu như bạn muốn xin vào công ty, dù lớn, nhỏ hay tầm cỡ trung thì đây là một vấn đề gây nhức đầu không kém. Công ty nhỏ thường ít việc, ít kinh nghiệm trong khi ở các công ty lớn thì dễ thành chân sai vặt bởi các anh chị làm trước luôn phải đối mặt cả khối công việc chất như núi. Vì vậy, bạn cần lựa chọn một công ty phù hợp cho thật kỹ về các vấn đề có liên quan như truyền thống, văn hóa, môi trường làm việc,… trước khi thực tập.

5 kinh nghiệm hữu ích nhất dành cho sinh viên ngành luật khi đi thực tập

Chọn nơi để xin thực tập

Chọn đúng thời điểm

Những kiến thức cơ bản từ sách vở luôn rất quan trọng, là nền tảng để bạn bước đến những vấn đề thực tại. Hầu hết, sinh viên ngành luật nào cũng muốn tìm kiếm kinh nghiệm ngoài thực tế để chứng minh những gì mình đã học. Điều đó rất tốt nhưng thời điểm nào thích hợp nhất để đi trải nghiệm nghề là một vấn đề vô cùng quan trọng.

Ngoài giờ học ở trường, nhiều bạn chọn cách tiếp thêm kinh nghiệm cho mình bằng việc xin thực tập ở các văn phòng hay công ty luật từ rất sớm, sớm đến nỗi chưa kịp trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức cơ bản và kỹ năng để sẵn sàng bước vào giai đoạn thực tập. Do đó, việc bỡ ngỡ khi đối diện với thực tế gây ra nhiều hậu quả không được tốt như dễ chán nản, bỏ cuộc. Đâu ai muốn tiếp tục làm một việc mà bản thân mình không biết gì.

Sớm quá cũng không được nhưng muộn quá cũng là một vấn đề rắc rối. Nếu như bạn tìm kinh nghiệm quá muộn đồng nghĩa sẽ chậm hơn so với những người khác, trong khi những người bạn đang tích lũy cho mình được một vốn kinh nghiệm mà bản thân mình chỉ là người mới bắt đầu, thật không hay.

Thông thường, thời điểm chọn đi thực tập tốt nhất là bước vào năm 4 đại học. Khi đó, bạn đã trang bị cho mình đầy đủ kiến thức cơ bản cùng khả năng tư duy và phân tích để giải quyết vấn đề. Thông thường cuối năm 4, nhà trường sẽ sắp xếp lịch thực tập cho bạn nhưng bạn có thể tìm một nơi để học hỏi thực tế khi bước đầu năm cuối, cố gắng tập sự ở một chỗ nào đó, bất cứ thời gian rảnh nào. Hãy làm cho mình bận rộn để biết rằng khả năng mình làm được những gì, điều đó rất có ích cho quá trình xin việc sau khi ra trường.

5 kinh nghiệm hữu ích nhất dành cho sinh viên ngành luật khi đi thực tập

Chọn đúng thời điểm

chúng mình hi vọng với những kinh nghiệm hữu ích được chia sẻ phía trên, các bạn sinh viên ngành Luật sẽ phần nào nắm vững nhiều kiến thức hữu ích, không bị mắc sai lầm trong quá trình chuẩn bị cũng như trong quá trình thực tập trong tương lai.

Đăng bởi: Trần Bảo Trang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *