- 1/ Kích thước sân cầu lông trong đánh đôi
- 2/ Ô giao cầu và ô nhận cầu trong luật cầu lông đôi
- 3/ Cách bắt đầu một trận đấu cầu lông đôi
- 4/ Cách tính điểm trong luật đánh cầu lông đôi
- 5/ Quy định về việc đổi sân
- 6/ Ghi điểm và thứ tự đánh cầu trong luật thi đấu cầu lông đôi
- 6.1/ Thứ tự đánh cầu và vị trí trên sân
- 6.2/ Ghi điểm và giao cầu
- 6.3/ Trình tự giao – nhận cầu
Thi đấu cầu lông trong đánh đôi bao gồm: Đánh đôi nam, đôi nữ hay đôi nam nữ. Nhiều bạn vẫn đang thắc mắc kích thước sân cầu lông đôi là bao nhiêu? luật đánh cầu lông đôi như thế nào? …
Ở bài viết này, Webcaulong.com sẽ giải đáp những thắc mắc và chia sẽ đến các bạn những điểm cần lưu ý trong luật chơi cầu lông đôi nhé!
Nào, chúng ta cùng bắt đầu:
1/ Kích thước sân cầu lông trong đánh đôi
+ Chiều rộng tối đa của sân cầu lông trong đánh đôi là 6,1 m (20 ft). Tổng chiều dài sân là 13,4 m (44 ft).
+ Phần sân phát cầu được giới hạn trong vạch chia giữa sân, biên phát cầu trên nằm cách lưới 1,98 m (6 ft 6 inch) và vạch biên tính điểm cùng biên phát cầu sau. Trong nội dung đánh đôi, phần biên phát cầu sau là vạch dài cách biên.
+ Mép trên lưới có độ cao là 1,55 m (5 ft 1 inch) ở biên và 1.524 m (5 ft) ở giữa. Cột chăng lưới nằm ở ngoài vạch biên tính điểm đôi.
Kích thước sân cầu lông trong đánh đôi
2/ Ô giao cầu và ô nhận cầu trong luật cầu lông đôi
Kỹ thuật giao cầu lông trong luật cầu lông đôi cũng khá khác biệt so với luật cầu lông đơn
- Vận động viên (VĐV) của bên giao cầu sẽ giao cầu từ ô giao cầu bên phải khi bên họ chưa ghi điểm hoặc ghi được điểm chẵn trong ván đó.
- Người của bên giao cầu sẽ giao cầu từ ô giao cầu bên trái khi họ ghi được điểm lẻ trong ván đó.
Ô giao cầu và ô nhận cầu trong luật đánh cầu đôi
Mô hình ngược lại sẽ được áp dụng cho đồng đội của người nhận cầu.
- VĐV của bên nhận cầu đang đứng trong ô giao cầu chéo đối diện sẽ là người nhận cầu.
- VĐV sẽ không thay đổi vị trí đứng tương ứng của mình cho đến khi họ thắng một điểm mà bên của họ đang nắm quyền giao cầu.
- Bất kỳ lượt giao cầu nào cũng được thực hiện từ ô giao cầu tương ứng với số điểm mà bên giao cầu đó có.
3/ Cách bắt đầu một trận đấu cầu lông đôi
Trước khi diễn ra trận đấu, trọng tài sẽ tiến hành tung đồng xu để xác định bên giao cầu trước và phần sân của từng đội chơi. Đội chọn đúng mặt đồng xu sẽ được quyền quyết định:
- Đội mình sẽ phát cầu trước hay nhận cầu trước
- Phần sân mà đội mình sẽ đứng ở ván đấu đầu tiên
Đội thua sẽ nhận được các lựa chọn còn lại.
Tung đồng xu để chọn ra đội giao cầu trước
4/ Cách tính điểm trong luật đánh cầu lông đôi
Một trận đấu cầu lông sẽ được diễn ra theo thể thức đấu 3 ván thắng 2, trừ khi có các sắp xếp khác.
Đội nào giành được 21 điểm trước sẽ thắng ván đấu đó, trừ các trường hợp ngoại lệ như hòa nhau với tỷ số 20 – 20 hoặc 29 – 29 (sẽ được quy định tại các điều sau).
Đội thắng một pha cầu sẽ ghi được 1 điểm. Một đội được xem là thắng pha cầu nếu như cầu rơi xuống đúng phần sân của đối thủ hoặc khi đội đối thủ mắc lỗi.
Nếu hai đội đang có tỷ số hòa 20 – 20, đội nào giành được 2 điểm cách biệt trước sẽ thắng ván đấu đó.
Nếu hai đội đang có tỷ số hòa 29 – 29, đội nào giành được điểm thứ 30 trước sẽ giành phần thắng trong ván đấu đó.
Đội thắng sẽ là đội giao cầu trước ở ván đấu tiếp theo.
Cách tính điểm trong luật đánh cầu lông đôi
5/ Quy định về việc đổi sân
Hai đội chơi sẽ tiến hành đổi sân khi:
- Ván đấu đầu tiên kết thúc
- Ván đấu thứ hai kết thúc và vẫn phải tiếp tục đấu ván thứ 3
- Trong ván thứ ba, khi một đội chơi đạt được 11 điểm trước
Đổi sân trong thi đấu cầu lông đôi
Nếu việc đổi sân không được thực hiện trong các thời điểm nêu trên thì hai bên cần tiến hành đổi lại sân ngay khi phát hiện sự cố này. Tuy nhiên, việc đổi sân chỉ được thực hiện khi cầu đã ở ngoài cuộc chơi. Lúc này, điểm số của các đội chơi sẽ vẫn được giữ nguyên.
6/ Ghi điểm và thứ tự đánh cầu trong luật thi đấu cầu lông đôi
6.1/ Thứ tự đánh cầu và vị trí trên sân
Cầu sau khi giao quả được đánh trả thì cầu sẽ được 1 trong 2 thành viên của bên giao luân phiên đánh trả và bên nhận. Lượt cầu cứ lặp đi lặp lại như vậy cho đến khi cầu không còn được tính. Chẳng hạn như khi cầu chạm mặt sân hoặc một trong hai bên vi phạm lỗi dẫn đến ngừng lượt đấu.
Thứ tự đánh cầu và vị trí trên sân cầu lông đôi
6.2/ Ghi điểm và giao cầu
Nếu bên giao cầu thắng pha cầu thì họ sẽ ghi cho đội mình một điểm. Người giao cầu sẽ tiếp tục thực hiện quả giao cầu ở từ ô giao cầu tương ứng còn lại.
Nếu bên nhận cầu thắng pha cầu thì họ sẽ ghi cho đội mình một điểm. Bên nhận cầu ban nảy lúc này sẽ trở thành bên giao cầu mới.
6.3/ Trình tự giao – nhận cầu
Trong bất kỳ mọi ván đấu nào dù là ở các giải đấu lớn hay nhỏ thì quyền giao cầu cũng sẽ được chuyển tuần tự qua lại giữa các thành viên của 2 bên đội chơi. Cụ thể như sau:
1/ Từ khu vực giao cầu bên phải của người giao cầu đầu tiên khi ván đấu đã bắt đầu
2/ Đồng đội của bên phía nhận cầu đầu tiên
3/ Đồng đội của bên phía giao cầu đầu tiên
4/ Tiếp tục đến người nhận cầu đầu tiên
Trình tự giao, nhận cầu trong đánh đôi
Khi chơi không vận động viên nào được giao hay nhận cầu sai phiên. Họ cũng không được nhận hai quả cầu giao liên tục trong cùng một ván thi đấu.
Khi đến ván tiếp theo, bất kỳ thành viên nào ở bên thắng ván trước cũng đều có thể thực hiện được cú giao cầu đầu tiên. Tương tự như vậy với bên thua. Bất kỳ thành viên nào ở bên thua ván trước cũng đều có thể là người nhận cầu của lượt giao đầu tiên.
Luật chơi cầu lông trong đánh đôi có chút phức tạp hơn luật đánh cầu lông đơn, đặc biệt trong việc xác định người giao cầu và vị trí đứng trên sân của các người chơi. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn và đồng đội cái nhìn khái quát về những quy định trong luật đánh cầu lông đôi. Bây giờ, bạn còn chần chừ gì mà không “book” ngay một buổi đánh cầu cùng nhóm bạn nào. Chúc bạn rèn luyện tập tốt và có những phút giây thư giãn khi chơi cầu lông nhé!
Đăng bởi: Huỳnh Diệt