Một điều mà TTSKN thực sự cần để tâm là luật pháp ở Nhật Bản. Có rất nhiều TTSKN, do thiếu hiểu biết, đã vô tình thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật và điều đó vô cùng đáng tiếc. Hôm nay, chúng mình sẽ đưa cho bạn các thông tin cơ bản về luật pháp ở Nhật Bản và chỉ ra một số hành vi bị coi là vi phạm pháp luật mà không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu thôi!
1. Những bộ luật có ảnh hưởng đến TTSKN
- Luật thực tập kỹ năng
Bộ luật này quy định các hành vi bị nghiêm cấm, nhằm bảo vệ TTSKN. Khi thấy có hành vi vi phạm pháp luật, bạn có thể tố cáo với Cục trưởng Cục quản lý xuất nhập cảnh và Bộ trưởng Bộ Lao động, Phúc lợi và Xã hội. Ngoài ra, bộ luật này còn quy định Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT) phải tiến hành giải đáp tư vấn, hỗ trợ và bảo vệ TTSKN.
Luật thực tập kỹ năng được xem như là bộ luật thiết thực nhất đối với TTSKN.
- Luật quản lý xuất nhập cảnh và chứng nhận người tị nạn
Đây là bộ luật quy định về tư cách lưu trú để người nước ngoài lưu trú hợp pháp tại Nhật Bản và quy định các hoạt động được phép tiến hành tại Nhật Bản.
*Lưu ý: Vì TTSKN (bạn) được cấp phép lưu trú với tư cách “Thực tập kỹ năng” nên bạn không được tiến hành các hoạt động không được phép theo tư cách này, ví dụ như nhận làm thêm tại nhà hay đi làm part-time
- Luật tiêu chuẩn lao động / Luật mức lương tối thiểu / Luật vệ sinh an toàn lao động
Bởi vì đối với Đơn vị chủ quản, bạn sẽ làm việc với tư cách là TTSKN, do đó bạn sẽ được áp dụng các luật tiêu chuẩn lao động giống như những người lao động khác đang làm việc tại Nhật Bản. Nếu bạn tham gia giờ học lý thuyết ngay sau khi đến Nhật Bản thì bộ luật này sẽ được áp dụng kể từ sau khi kết thúc khóa học.
Những bộ luật này quy định tiêu chuẩn điều kiện tối thiểu để lao động. Nếu bạn thấy có bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật, bạn có thể tố cáo với các Cơ sở giám sát về việc thực hiện tiêu chuẩn lao động.
- Luật bình đẳng giới về cơ hội việc làm
Như đã nói ở trên, các bạn sẽ có quyền lợi và nghĩa vụ giống với các lao động khác tại Nhật Bản. Căn cứ Luật bình đẳng giới về cơ hội việc làm, người sử dụng lao động không được đối xử bất công với TTS như sa thải bạn với lý do bạn kết hôn, mang bầu hay sinh con.
chúng mình: Quyền lợi của TTS nữ sẽ được đảm bảo
Trong trường hợp bạn bị đối xử bất công, bạn hãy liên hệ với Sở lao động của tỉnh/ thành phố.
- Luật công đoàn / Luật điều chỉnh quan hệ lao động
Bạn có quyền tham gia công đoàn và thương lượng tập thể với bên sử dụng lao động (Đơn vị chủ quản) để yêu cầu nâng cao điều kiện lao động. Đơn vị tiến hành thực tập không được đưa ra những yêu sách bất lợi cho TTSKN như sa thải với lý do gia nhập và tham gia hoạt động công đoàn, ép rút khỏi tổ chức công đoàn.
Nếu bạn gặp phải những điều bất lợi trên, hãy gửi yêu cầu hỗ trợ đến Ủy ban các vấn đề lao động
Ngoài ra, bạn sẽ được áp dụng thêm một số bộ luật như Luật về Bảo hiểm xã hội (Bảo hiểm sức khỏe và lương hưu), Bảo hiểm lao động, Luật thuế v.v…
Hãy nhớ: các bạn có quyền lợi và nghĩa vụ giống với các lao động khác tại Nhật Bản
2. Một số hành vi vi phạm pháp luật Nhật Bản mà bạn dễ vướng phải
Gần đây, ở Nhật Bản xuất hiện trường hợp các tổ chức tội phạm lợi dụng thông tin dành cho người nước ngoài trên mạng Internet, tin tuyển dụng qua mạng xã hội, hay là qua giới thiệu qua bạn bè hay người quen,… để lôi kéo TTSKN vào nhiều hành vi phạm tội.
chúng mình xin được liệt kê một số hành vi vi phạm pháp luật như sau:
- Sang nhượng, bán lại tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm, thẻ tiền mặt, điện thoại của mình cho người khác trước khi về nước (việc này rất dễ xảy ra vì có thể bạn cho rằng khi về nước thì những thông tin kia không còn quan trọng nữa, thậm chí bán đi lại được có tiền).
- Sử dụng tài khoản ngân hàng mang tên người khác để rút tiền mặt ở ATM.
- Mạo danh người khác kí tên vào đơn giao nhận hàng để lấy hàng hóa của họ (Thường thì người ta sẽ nhờ bạn nhận hộ người này người kia).
Những công việc như vậy, bề ngoài trông có vẻ như “việc nhẹ lương cao”, nhưng tất cả công việc trên đều là những hành vi phạm pháp. Có rất nhiều TTSKN bị dụ dỗ, lôi kéo bằng những câu cửa miệng ngọt ngào như: “Có thử đi làm thêm chút không?”, “Có muốn kiếm đồng ra đồng vào không?” nên họ đã không nhận thức được hành vi mình đang thực hiện là phạm pháp và thực hiện.
chúng mình: Cần cương quyết nói “Không!” với các hành vi trên
Dù bản chất bạn cũng là nạn nhân của các tổ chức tội phạm, tuy nhiên, đối với cảnh sát Nhật Bản thì bạn chẳng khác gì một tên tòng phạm và sẽ bị truy tố. Hậu quả sẽ khôn lường: bạn sẽ bị trục xuất mặc dù chưa hoàn thành xong chương trình thực tập, hoặc bạn có thể bị xử lý hình sự. Vì vậy, bạn phải thực sự cẩn thận! Nếu bạn biết được những hành vi trên, hãy thông báo tới cảnh sát nhé.
Chú ý: không Khi bạn không sử dụng tài khoản ngân hàng nữa vì phải về nước hay vì các lý do khác, bạn hãy làm thủ tục hủy tài khoản.
STT | Hành vi | Tội danh tương ứng |
1 | Trao nhượng lại điện thoại cho người khác | Vi phạm Luật chống sử dụng điện thoại di động với mục đích bất chính |
2 | Sang nhượng lại tài khoản ngân hàng và thẻ tiền mặt cho người khác | Vi phạm Luật chống chuyển giao thu nhập phạm pháp |
3 | Nhận thẻ tiền mặt của người khác với mục đích mạo danh để rút tiền | Vi phạm Luật chống chuyển giao thu nhập phạm pháp |
4 | Mạo danh người khác kí tên vào đơn giao nhận hàng | Làm giả chữ kí, con dấu |
5 | Lừa lấy bưu kiện của người khác | Lừa đảo (đồng phạm) |
6 | Rút tiền từ tài khoản của người khác tại ATM | Trộm cắp |
Nguồn: chúng mình tổng hợp và biên tập từ những trang thông tin uy tín
________________________
Theo dõi chúng mình để cập nhật những tin tức thú vị nhất từ nước Nhật!
chúng mình hiện đã có mặt trên 4 nền tảng:
👉 Website: https://chúng mình.blog/
👉 Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC1dmVQHWwXGLjldhX70ZKCQ
👉 Tiktok: https://vt.tiktok.com/ZSJWDCryj/
👉 Facebook: https://www.facebook.com/chúng mình.blog
Đăng bởi: Nguyễn Khánh Duy