Kết hôn làm lễ, ly hôn cũng phải làm lễ, không báo cứu hoả hoặc vứt bỏ tiền tệ đều bị phạt tù.
Những luật lệ này không phải là không có căn cứ đâu nha, toàn là dựa trên cơ sở thực tế mà đặt ra không đó.
Tại Nhật Bản, bạn hoàn toàn có thể bị phạt số tiền lên tới 10.000 yên (hơn 2 triệu đồng) vì việc không báo cáo một vụ cháy cho cảnh sát. Việc truy tội sẽ không áp dụng với tất cả mọi người, trừ phi bạn là chủ nhà hay hàng xóm sát vách nơi xảy ra vụ cháy. Tại đây, kiến trúc nhà bằng gỗ rất phổ biến. Nếu như bạn không báo cháy kịp thời thì hậu quả thực sự khó lường. Phụ nữ Nhật Bản sau khi ly hôn, buộc phải đợi sáu tháng rồi mới được kết hôn lại. Điều này đã được cụ thể hóa trong luật chứ không chỉ ràng buộc theo truyền thống hay phong tục nào. Ngoài ra trong 6 tháng này, nếu người phụ nữ sinh con thì người con sẽ là con hợp pháp của chồng cũ. Việc ly hôn cũng phải được tổ chức thành buổi lễ và được nhiều người chứng kiến bằng nghi thức đập nhẫn cưới.
Nghi thức đập nhẫn cưới khi ly hôn
Nếu một đứa trẻ được sinh ra ngoài giá thú với bố là người Nhật Bản, mẹ là người ngoại quốc, thì người cha phải chính thức công nhận đứa trẻ là công dân Nhật Bản ngay từ khi nó còn trong bụng mẹ. Nếu không, người cha cũng phải công nhận và “thu nạp” đứa con đó là người Nhật Bản trước khi nó đủ 20 tuổi. Điều này dễ hiểu phần nào khi Nhật Bản là đất nước vô cùng nhân văn và đó không chỉ là luật lệ mà còn là văn hoá Nhật Bản ngoài ra dân số “già” cũng là điều hối thúc các nhà làm luật tôn trọng “dòng máu Nhật Bản” mà bất kỳ đứa trẻ nào mang trong mình.
Người cha phải công nhận con mình là công dân Nhật Bản
103 quốc gia, trong đó có Nhật Bản đã phê chuẩn một hiệp ước mang tính công bằng nhưng cũng khá “bất khả thi”, đó là việc nếu bạn khám phá ra cuộc sống ở bên ngoài không gian, bao gồm cả mặt trăng mà có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng thì bạn buộc phải báo ngay cho Tổng thư ký Liên hợp quốc và cộng đồng khoa học quốc tế biết. Ở Nhật Bản, rất khó để chúng ta bắt gặp những mặt dây chuyền có xâu đồng xu. Vì ở đấy có điều luật cấm không được làm hỏng, phá hoại hoặc vứt bỏ tiền tệ. Nếu bị bắt quả tang, bạn sẽ bị phạt tới 200.000 yên (hơn 40 triệu đồng), hoặc phạt tù 1 năm.
Nồng độ cồn của rượi tại Nhật Bản khi pha tại gia không được hơn quá 1%
Nếu bạn tự tử, các công ty bảo hiểm quốc gia sẽ không trả tiền cho thân nhân của bạn. Điều luật này bám sát thực tế, khi Nhật Bản là một trong những quốc gia có số lượng các vụ tự tử vì khủng hoảng tinh thần, trốn nợ cao nhất thế giới.Luật Nhật Bản nói rằng bạn cần phải có giấy phép hoặc giấy chứng nhận của cơ quan chức năng trước khi được là người chế biến cá nóc. Chất độc có trong thịt cá nóc khiến chính phủ Nhật Bản luôn dè chứng với loại thực phẩm “kén” người chế biến này. Cá nóc tuy rất bổ, nhưng không bao giờ được cho vào thực đơn của Hoàng đế Nhật Bản.
Muốn làm được đầu bếp cá nóc phải có giấy chứng nhận
Nếu tham gia vận động bầu cử cho một Đảng thành công, những người này sẽ được Đảng đó “hoàn trả” 12.000 yên cho một kỳ nghỉ ở khách sạn, 3.000 yên cho tiền ăn uống và 500 yên cho đồ ăn nhẹ mỗi ngày nghỉ (tổng số tiền khoảng hơn 3 triệu đồng). Họ cho rằng, những người dân tham gia ủng hộ đã giúp họ có được chiến thắng và vinh quang này, vì vậy họ xứng đáng được trả công. Bạn không được pha rượu, làm nồng độ cồn nặng hơn khi uống ở nhà, dù chỉ là 1%. Nồng độ của rượu, bia đã được chính phủ và nhà sản xuất quy định nghiêm ngặt.
Nguồn: Ivivu
Nguồn hình ảnh: Vietnamtourism
Đăng bởi: Vũ Hồng Hạnh