Cầu lông là môn thể thao hấp dẫn mọi người ở bất kỳ độ tuổi nào, có hàng triệu fan sẵn sàng thức thâu đêm cổ vũ cho các trận cầu thi đấu. Vậy họ có hiểu hết được bản chất của luật cầu lông không? Hãy cùng chúng tôi điểm một vài luật chơi cầu lông cần nắm rõ nhé.
- Giới thiệu về môn cầu lông
- Luật cầu lông cơ bản trong thi đấu
- 1. Đấu đơn, đôi và đôi nam nữ
- 2. Bốc thăm chọn sân và quyền phát cầu
- 3. Cách tính điểm trong luật thi đấu cầu lông
- 4. Luật đổi sân trong cầu lông
- 5. Luật phát cầu lông đơn và cầu lông đôi
- 6. Luật cầu lông đơn
- 7. Luật cầu lông đôi
- 8. Các lỗi vi phạm trong thi đấu cầu lông
- 9. Luật trọng tài cầu lông
Giới thiệu về môn cầu lông
Cầu lông là bộ môn thể thao phổ biến nhất trên thế giới bởi tính chất phù hợp với nam nữ ở cả các nhóm tuổi và các cấp độ kỹ thuật khác nhau và có thể chơi nó trong nhà hoặc ngoài trời để giải trí hoặc thi đấu. Khi chơi bộ môn này thì quả cầu lông (trái cầu lông) phải được chơi trên ở không, do đó, bộ môn cầu lông đòi hỏi phản xạ nhanh hơn so với mức độ tập thể dục bình thường.
Luật cầu lông cơ bản trong thi đấu
1. Đấu đơn, đôi và đôi nam nữ
- Vận động viên thi đấu là bất kì ai tham gia và đăng kí thi đấu
- Một trận cầu lông diễn ra giữa 2 đội, mỗi đội có từ 1 đến 2 VDV, và thi đấu để biết được đội thắng, thua
- Đấu đơn: Trận đấu diên ra giữa 2 đội, mỗi đội cử ra 1 VDV để thi đấu (có thể là đơn nam, đơn nữ)
- Đấu đôi: Trận thi đấu giữa 2 đội diễn ra , mỗi đội cử ra 2 người (có thể là thi đấu đôi nam, đôi nữ hoặc đôi nam nữ)
- Đội phát cầu: đội có quyền giao cầu trước
- Đội nhận cầu: đội đỡ cầu của đội phát cầu đánh tới
- Một pha cầu: là một loạt những cú đánh từ 2 đội cho tới khi cầu rơi xuống đất và trọng tài ra hiệu tính điểm cho đội thắng
2. Bốc thăm chọn sân và quyền phát cầu
Trước khi bắt đầu cuộc đấu, 2 bên sẽ bốc thăm bằng cách trọng tài sẽ tung đồng xu:
- Bên nào thắng sẽ có quyền phát cầu trước và được chọn sân.
- Bên còn lại tất nhiên sẽ có lựa chọn còn lại.
Đây là cách phân định một cách công tâm trong thi đấu chứ không hoàn toàn là một ưu thế cho bên nào cả vì mọi điều kiện thi đấu hầu như không có gì khác nhau, hơn nữa cả hai bên thi đầu sé đổi sân khi đấu hết hiệp đầu.
3. Cách tính điểm trong luật thi đấu cầu lông
- Đấu thủ sẽ giao cầu, hoặc nhận cầu tại ô bên phải sân khi đối phương có điểm số chẵn.
- Đấu thủ sẽ giao cầu từ hoặc nhận cầu tại ô bên trái sân khi đối phương có điểm số lẻ.
- Trong hiệp đấu, tổng số điểm đạt được của người giao cầu sẽ được dùng để áp dụng vào 2 điều trên.
- Cầu lần lượt chạm vợt người giao và nhận cầu cho đến khi có “lỗi” xảy ra hoặc cầu không còn trong cuộc.
- Khi nhận được cầu phạm lỗi hoặc khi cầu không còn trong khu vực giới hạn của sân phía người nhận cầu, người giao cầu được 1 điểm, người giao tiếp tục giao cầu từ phần sân kế tiếp.
- Khi giao cầu phạm lỗi, hoặc khi cầu không nằm trong khu vực giới hạn của sân phía người giao cầu, người giao cầu mất quyền giao cầu tiếp tục, người nhận cầu được quyền giao cầu và không tính điểm cho bên nào cả.
4. Luật đổi sân trong cầu lông
- Các đối thủ đổi sân: Sau hiệp thứ nhất, trước khi bắt đầu đấu hiệp thứ ba. Ở hiệp đấu thứ 3 khi điểm số đạt 8 điểm ở hiệp đấu 15 điểm (hoặc 6 điểm ở hiệp đấu 11 điểm) các đấu thủ của 2 bên thực hiện đổi sân.
- Khi đấu thủ quên không đổi sân như điều trên thì họ phải đổi sân ngay khi lỗi lầm được phát hiện và điểm số được giữ nguyên.
- Thời gian nghỉ đấu giữa các hiệp: giữa hiệp 1 và 2 thời gian nghỉ tối đa của vận động viên là 90 giây; giữa hiệp 2 và 3 các vận động viên được nghỉ trong thời gian là 5 phút. Huấn luyện viên được phép chỉ đạo vận động viên trong thời gian nghỉ.
5. Luật phát cầu lông đơn và cầu lông đôi
- Không bên nào trì hoãn, cả hai bên đều sẵn sàng. Khi đầu vợt chuyển động về phía sau của người giao cầu, bất kỳ trì hoãn nào cho việc giao cầu được xem là bất hợp lệ.
- Người giao và nhận cầu phải đứng chéo đối diện với phần sân giao cầu và không được chạm đường biên của những phần sân giao cầu và không được chạm đường biên của những phần sân nhận giao cầu; một phần của cả hai bàn chân của người giao và nhận cầu phải tiếp xúc (chạm) mặt sân ở tư thế không di chuyển cho đến khi cầu được phát đi.
- Vợt của người giao cầu phải tiếp xúc vào phần núm của quả cầu và lúc này toàn bộ quả cầu phải nằm ở phía dưới thắt lưng của người giao cầu.
- Tay nắm cảu người giao cầu vào lúc chạm cầu phải được xác định là toàn bộ mặt vợt (đầu vợt) phải được thấy rõ dưới toàn bộ tay cầm vợt của người giao cầu.
- Vợt được tiếp tục chuyển động về phía trước khi giao cầu cho đến khi cầu được phát đi.
- Hướng bay của cầu phải được xuất phát từ vợt bay qua trên lưới, nếu không bị chặn lại và rơi xuống phần sân nhận cầu.
- Khi đấu thủ đã ở tư thế chuẩn bị, đã có động tác vợt (vợt phía trước) coi như đã bắt đầu giao cầu.
- Người giao cầu chưa được giao cầu khi người nhận cầu chưa sẵn sàng, nhưng người nhận cầu coi như đã sẵn sàng nếu đã định đánh trả cầu.
6. Luật cầu lông đơn
- Đấu thủ sẽ giao cầu, hoặc nhận cầu tại ô bên phải sân khi đối phương có điểm số chẵn.
- Đấu thủ sẽ giao cầu từ hoặc nhận cầu tại ô bên trái sân khi đối phương có điểm số lẻ.
- Trong hiệp đấu, tổng số điểm đạt được của người giao cầu sẽ được dùng để áp dụng vào 2 điều trên.
- Cầu lần lượt chạm vợt người giao và nhận cầu cho đến khi có “lỗi” xảy ra hoặc cầu không còn trong cuộc.
- Khi nhận được cầu phạm lỗi hoặc khi cầu không còn trong khu vực giới hạn của sân phía người nhận cầu, người giao cầu được 1 điểm, người giao tiếp tục giao cầu từ phần sân kế tiếp.
- Khi giao cầu phạm lỗi, hoặc khi cầu không nằm trong khu vực giới hạn của sân phía người giao cầu, người giao cầu mất quyền giao cầu tiếp tục, người nhận cầu được quyền giao cầu và không tính điểm cho bên nào cả.
7. Luật cầu lông đôi
- Bắt đầu mỗi hiệp, bên được quyền giao cầu sẽ phát cầu từ ô bên phải của sân chéo sáng ô bên phải sân đối phương.
- Chỉ người nhận cầu mới được đánh trả, nếu cầu chạm người hoặc bị đánh trả lại bởi đồng đội của người nhận cầu, bên giao cầu được 1 điểm.
- Sau khi cầu được đánh trả (đúng luật) cầu được đánh trả tiếp bởi bất kể đấu thủ nào của bên nhận cầu và giao cầu cứ như thế, cho đến khi cầu không còn trong cuộc. Sau khi cầu được đánh trả, các đấu thủ có thể đánh cầu bất cứ đâu trên phần sân của mình (được phân chia bởi lưới).
- Nếu bên nhận cầu phạm lỗi, hoặc cầu không còn trong cuộc vì chạm sân trong vạch giới hạn phía nhận cầu được 1 điểm và người giao tiếp tục giao cầu. Nếu bên giao cầu phạm lỗi hoặc cầu không còn trong cuộc vì chạm sân trong vạch giới hạn phía giao cầu, người giao cầu mất quyền tiếp tục giao cầu, không bên nào được nhận điểm.
- Đấu thủ giao cầu đầu tiên ở mỗi hiệp, giao cầu từ ô bên phải sân nếu chưa có điểm hoặc có điểm số chẵn và ở ô bên trái nếu điểm số là lẻ. Đấu thủ nhận cầu đầu tiên ở mỗi hiệp, nhận cầu từ hoặc sẽ giao cầu từ ô bên phải sân nếu không có điểm hoặc sau đó có điểm số chẵn và ở ô bên trái nếu điểm số là lẻ. Cứ như trên, phần đối lại áp dụng cho đấu thủ đồng đội. Ghi chú: Khi đổi giao cầu. Đấu thủ nào của bên được quyền giao cầu ở ô bên phải sẽ giao trước. Không kể đấu thủ đó là số 1 hoặc số 2.
- Việc giao cầu được áp dụng luân phiên ở 2 bên sân trừ trường hợp quy định ở Điều thứ 4 và thứ 6.
- Quyền giao cầu được lần lượt chuyển từ người giao cầu đầu tiên của mỗi hiệp cho người nhận cầu đầu tiên của hiệp đó và sau đấu thủ này (đấu thủ vừa nhận cầu) là chuyển cho đấu thủ đồng đội, rồi sau đó cho một người phía bên kia, rồi đến đồng đội của đấu thủ bên kia, cứ thế mãi. (Bên được quyền giao cầu đầu tiên của mỗi hiệp chỉ được một tay; từ bên nhận cầu sẽ lần lượt được 2 tay).
- Không đấu thủ nào được giao cầu không đúng lượt, nhận cầu không đúng lượt, hay nhận cầu liên tiếp 2 lần trong cùng 1 hiệp đấu trừ trường hợp nêu trong thứ 4 và thứ 6.
- Bất kỳ đấu thủ nào của bên thắng đều có thể được giao cầu đầu tiên ở hiệp kế tiếp và bất kỳ đấu thủ nào của bên thua cũng có thể nhận cầu ở hiệp kế tiếp.
8. Các lỗi vi phạm trong thi đấu cầu lông
Lỗi giao cầu nhầm ô
- Coi như giao cầu nhầm ô: nếu một đối thủ giao cầu không đúng luật, nhầm ô hoặc đứng nhầm ô giao cầu.
- Mọi lỗi giao cầu nhầm ô xảy ra khi: Nếu lỗi được phát hiện trước quả giao cầu tiếp theo, đây là một trường hợp “giao cầu lại”, trừ khi chỉ có bên phạm lỗi và thua điểm, trong trường hợp này lỗi không phải sửa; Nếu lỗi không được phát hiện trước quả giao cầu kế tiếp, lỗi đó không phải sửa nữa.
- Nếu có “giao cầu lại” trường hợp giao cầu nhầm ô, cho đánh lại với lỗi đã sửa.
- Nếu lỗi giao cầu nhầm ô không được phát hiện, cuộc đấu tiếp tục mà không đổi ô nữa.
Phạm lỗi
- Giao cầu phạm luật
- Người giao cầu không đánh trúng trái cầu.
- Trong khi giao cầu quả cầu bay đi chạm vào mép trên của lưới, nhưng lại mắc, treo ở mép trên bên kia lưới. Trong trường hợp này mất quyền giao cầu.
- Trong cuộc đấu, quả cầu: Rơi ra ngoài vạch giới hạn của sân; Chui qua hoặc đi dưới lưới; Không qua lưới; Chạm mái nhà, trần nhà, tường (vật xung quanh); Chạm người hay quần áo đấu thủ; Chạm bất kể đồ vật hoặc người ngoài sân (khi cần thiết để giải thích) với kết cấu của công trình kiến trúc nơi thi đấu, những người có trách nhiệm (về cầu lông) ở địa phương (có thể có lý lẽ để bác bỏ những quy định của tổ chức quốc tế, định ra những luật lệ của địa phương về việc cầu chạm phải một vật cản trở).
- Nếu trong cuộc đấu, điểm đầu tiên chạm cầu (không phải ở phía lưới bên sân tấn công (cướp cầu), bên tấn công có thể đưa vợt theo cầu qua lưới khi đánh cầu gần lưới).
- Nếu khi cầu đang trong cuộc, đấu thủ: Chạm lưới hoặc cọc lưới bằng vợt, thân mình hay quần áo; vượt qua sân đối phương bằng vợt hoặc thân mình ở mức độ nào đó, trừ trường hợp cho phép ở điều trên; ngăn cản đối phương khi thực hiện hợp lý một cú đánh khi cầu bay trên lưới.
- Nếu trong cuộc đấu, một đấu thủ cố tình làm cản trở đối phương bằng hành động nào đó như hò hét hoặc bằng cử chỉ.
- Nếu trong cuộc đấu, cầu: Bị giữ lại trên vợt và rê trên mặt vợt khi thực hiện cú đánh (dính cầu); chạm một đấu thủ và tiếp đó đấu thủ đồng đội hay chạm vợt của một đấu thủ và tiếp tục bay về phía cuối sân của đấu thủ vừa chạm cầu
Giao cầu lại
- Được ban hành khi xảy ra sự cố bất ngờ.
- Trong khi đánh cầu, quả cầu bay đi chạm vào mép trên của lưới, nhưng lại mắc, treo ở mép trên bên kia của lưới.
- Trong khi giao cầu, cả bên giao cầu và bên nhận cầu đều phạm lỗi cùng một lúc.
- Nếu người giao cầu giao trước khi đối phương sẵn sàng.
- Nếu trong cuộc đấu, thân cầu rời khỏi núm cầu.
- Nếu trọng tài biên không xác định được điểm rơi quả cầu và trọng tài chính không đủ điều kiện.
- Khi có giao cầu lại, cuộc đấu kể từ quả giao cầu cuối không được tính, đấu thủ vừa giao cầu, giao cầu tiếp.
Cầu không trong cuộc khi
- Chạm lưới và vướng hoặc treo trên đỉnh lưới.
- Khi quả cầu đánh đi chạm vào lưới hoặc cọc dưới và bắt đầu rơi thẳng xuống phía sân người đánh cầu.
- Chạm sân hoặc phạm lỗi.
9. Luật trọng tài cầu lông
Tiến trình cuộc đấu
- Được tính từ lần giao cầu đầu tiên cho đến khi kết thúc trừ một số trường hợp sau: Giữa hiệp thứ 2 và thứ 3 của mọi cuộc đấu sẽ có một giai đoạn nghỉ không quá 5 phút; và khi xảy ra những trường hợp bất khả kháng, trọng tài có thể cho ngừng trận đấu một khoảng thời gian cần thiết. Nếu trận đấu bị ngừng lại thì số điểm tới đó được giữ nguyên và trận đấu sẽ lại tiếp tục từ điểm số đó.
Hành động thô bạo và truất quyền thi
- Cố tình làm trận đấu ngừng lại.
- Cố tình làm ảnh hưởng đến tốc độ của cầu.
- Có thái độ thô bạo.
- Phạm lỗi xấu; không được luật cầu lông cho phép.
Trọng tài và khiếu nại
- Trọng tài chính là người có quyết định nhiều nhất trong mỗi trận đấu. Nhiệm vụ của họ là thi hành và duy trì luật cầu lông, kịp thời hô “Lỗi” hoặc “Giao cầu lại”. Đưa ra quyết định về bất cứ khiếu nại nào liên quan đến điểm tranh chấp. Đảm bảo cho VĐV và khán giả được thông tin đầy đủ của trận đấu. Được phép bổ nhiệm hay thay đổi trọng tài biên và trọng tài giao cầu sau khi hội ý với Tổng trọng tài.
- Ghi nhận và báo cáo với tổng trọng tài về tất cả vấn đề “Lỗi” hay “xử phạt”. Trình cho tổng trọng tài tất cả các khiếu nại chưa giải quyết ổn thỏa.
- Trong một trận đấu sẽ có tổng trọng tài, trọng tài chính, trọng tài biên và trọng tài giao cầu.
- Tổng trọng tài chịu trách nhiệm toàn diện cho một giải thi đấu hoặc một nội dung thi đấu cụ thể.
- Trọng tài chính chịu trách nhiệm về trận đấu, sân và xung quanh. Có nhiệm vụ báo cáo cho tổng trọng tài các vấn đề.
- Trọng tài giao cầu sẽ bắt lỗi giao cầu với người giao, cung cấo cầu cho các VĐV trong trận đấu khi trọng tài chính cho phép đổi cầu.
- Trong tài biên sẽ báo cáo trọng tài chính cầu “trong” hay “ngoài” đường biên người đó phụ trách.
- Lưu ý: Quyết định của một trọng tài sẽ là sau cùng về mọi yếu tố nhận định mà trọng tài đó phụ trách. Trừ trường hợp, theo trọng tài chính trường hợp đó chắc chắn đúng, trọng tài chính có quyền phủ quyết trọng tài biên.
Trên đây là tồng hợp về các điều luật cần nhớ khi chơi cầu lông, tuy nó không quá khó hiểu nhưng người chơi hãy nắm rõ những quy tắc này vào trong trận đấu của. Bài viết về luật thi đấu cầu lông do chúng mình tổng hợp mời bạn đọc đón xem. Nếu bạn đọc có ý kiến đóng góp xin vui lòng comment vào phần bên dưới để cộng đồng cùng theo dõi nhé!
Đăng bởi: Ngọc Hà Trần