Trong luyện tập và thi đấu thì đánh đôi là một hình thức khá phổ biến của môn cầu lông. Đặc biệt với những người chơi phong trào thì đánh đôi là hình thức chủ yếu với mục đích giải trí rất cao. Tuy nhiên, để cuộc chơi thêm vui hơn tăng tính kịch tính hơn thì đòi hỏi kỹ thuật của người chơi phải cao hơn và phải hiểu luật để tăng tính công bằng. Bên cạnh đó hiểu luật thi đấu là rất cần thiết nếu các bạn muốn tham gia những giải đấu. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về luật cầu lông đôi.
- Giới thiệu về thể thức thi đấu cầu lông đôi
- Kích thước sân tiêu chuẩn trong luật cầu lông đôi
- Phát cầu trong luật cầu lông đôi
- Ô giao cầu và ô nhận cầu trong luật đánh cầu lông đôi
- Lượt đánh cầu và vị trí trong luật cầu lông đôi
- Ghi điểm và giao cầu trong luật cầu lông đôi
- Trình tự giao cầu
- Bắt lỗi của VĐV trong luật thi đấu cầu lông đôi
- Tính cầu ngoài cuộc
- Thời gian nghỉ, lỗi tác phong và hành vi của VĐV
- Thời gian nghỉ giữa các hiệp đấu
- Nghỉ khi trận đấu kết thúc
- Lỗi trì hoãn trong thi đấu
- Chỉ đạo và rời sân
- Hành động VĐV không được phép
- Giải quyết vi phạm luật cầu lông đôi
- Luật đổi sân trong thi đấu cầu lông đôi
Giới thiệu về thể thức thi đấu cầu lông đôi
- Luật thi đấu cầu lông đôi bao gồm: Đánh đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ. Trong luyện tập và thi đấu thì đánh đôi là một hình thức khá phổ biến của môn cầu lông. Tuy nhiên, để thi đấu tốt, ngoài kỹ thuật của cả 2 người chơi, sự phối hợp nhịp nhàng, chiến thuật hợp lý thì đòi hỏi người chơi phải biết luật và hiểu luật.
Kích thước sân tiêu chuẩn trong luật cầu lông đôi
- Kích thước sân cầu lông đôi không quá 6,1m chiều rộng và 13,4m chiều ngang.
- Phần sân phát cầu được giới hạn trong vạch chia giữa sân, biên phát cầu nằm cách lưới 1,98mm và vách biên tính điểm cùng biên phát cầu sau.
- Mép trên lưới có độ cao là 1,55m ở biên và 1,524m ở giữa. Cột chăng lưới nằm ở ngoài vạch biên tính điểm đôi.
Phát cầu trong luật cầu lông đôi
- Cũng giống như nhiều bộ môn thể thao khác, để quyết định bên nào nhận sân trước và bên nào có quyền phát cầu sẽ được trọng tài lựa chọn bằng cách tung đồng xu.
- Bên nào thắng sẽ có quyền chọn sân và phát cầu trước . Đội kia sẽ có lựa chọn còn lại.
Ô giao cầu và ô nhận cầu trong luật đánh cầu lông đôi
Đối với bên giao cầu
- Vận động viên của bên giao cầu sẽ từ ô giao cầu bên phải khi bên phải họ chia ghi điểm hoặc ghi được điểm chẵn trong ván đó.
- Vận động viên của bên giao cầu sẽ từu ô cầu bên trái khi đội họ ghi điểm lẻ trong ván đó.
- Vận động viên nào có quả giao cầu lần cuối trước đó của bên giao cầu sẽ giữ nguyên vị trí đứng mà từ ô đó VĐV này đã thực hiện lần giao cầu cuối cho bên mình.
Đối với bên nhận cầu
- Vận động viên của bên nhận cầu đang đứng trong ô giao cầu chéo đối diện sẽ là người nhận câu
- Vận động viên sẽ không thay đổi vị trí đứng tương ứng của mình cho đến khi học thắng một điểm mà bên họ đang nắm quyền giao cầu.
- Bất kì lượt giao cầu nào cũng được thực hiện từ ô giao cầu tương ứng với dố điểm mà bên giao cầu đó có.
Lượt đánh cầu và vị trí trong luật cầu lông đôi
- Sau khi quả giao cầu được đánh trả, cầu được đánh luân phiên bởi một trong hai người chơi của bên giao cầu và một trong hai người chơi của bên nhận cầu cho đến khi cầu không còn trong cuộc .
Ghi điểm và giao cầu trong luật cầu lông đôi
- Nếu bên giao cầu thắng pha cầu, họ sẽ ghi cho mình một điểm. Người giao cầu tiếp tục thực hiện quả giao cầu từ ô giao cầu tương ứng còn lại.
- Nếu bên nhận cầu thắng pha cầu, họ sẽ ghi cho mình một điểm. Bên nhận cầu lúc này trở thành bên giao cầu mới.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Cách tính điểm trong thi đấu cầu lông
Trình tự giao cầu
- Trong bất kì ván đấu nào, quyền giao cầu cũng được chuyển tuần tự:
- từ người giao cầu đầu tiên khi bắt đầu ván đầu ở ô giao cầu bên phải đến đồng đội của người nhận cầu đầu tiên. Lúc này quả giao cầu được thực hiện từ ô giao cầu bên trái.
- Sang đồng đội của người giao cầu đầu tiên đến người nhận cầu đầu tiên, trở lại người giao cầu đầu tiên và cứ tiếp tục như thế.
Bắt lỗi của VĐV trong luật thi đấu cầu lông đôi
Tính cầu ngoài cuộc
- Cầu chạm vào lưới hay cột lưới và bắt đầu rơi xuống mặt sân phía bên này lưới của người đánh
- Chạm mặt sân hoặc bất kì bộ phận nào khác của người thi
Thời gian nghỉ, lỗi tác phong và hành vi của VĐV
- Thi đấu phải liên tục từ quả giao cầu đầu tiên cho đến khi trận đấu kết thúc trừ trường hợp nghỉ giữa các hiệp thi đấu và ngừng thi đấu
- Không quá 120 giây giữa ván đầu tiên và ván thứ hai, giữa ván thứ hai và ván thứ ba đượi phép trong tất cả các trận đấu
Thời gian nghỉ giữa các hiệp đấu
- Không quá 60 giây trong một ván khi một bên ghi được 11 điểm
- Thời gian nghỉ giữa các hiệp 1,2 và 3 không quá 2 phút.
Nghỉ khi trận đấu kết thúc
- Khi tình thế bắt buộc không nằm trong kiểm soát của VĐV, Trọng tài chính có thể cho ngừng thi đấu trong một khoảng thời gian xét thấy cần thiết.
- Trong những trường hợp đặc biệt, Tổng trọng tài sẽ chỉ thị Trọng tài chính cho ngừng thi đấu.
- Nếu trận đấu được ngừng, tỷ số hiện có vẫn giữ nguyên và trận đấu vẫn tiếp tục trở lại từ tỷ số đó.
Lỗi trì hoãn trong thi đấu
- Không được phép trì hoãn trong mọi trường hợp để giúp VĐV phục hồi thể lực hoặc nhận sự chỉ đạo.
- Trọng tài chính là người duy nhất quyết định về mọi sự trì hoãn trong trận đấu.
Chỉ đạo và rời sân
- Trong một trận đấu, chỉ khi cầu không trong cuộc (Điều 15), thì một VĐV mới được phép nhận chỉ đạo.
- Trong một trận đấu, không một vận động viên nào được phép rời sân nếu chưa có sự đồng ý của Trọng tài chính ngoại trừ trong các quãng nghỉ
Hành động VĐV không được phép
- Cố tình gây trì hoãn hoặc ngưng thi đấu
- Cố tình sửa đổi hoặc phá hỏng quả cầu để thay đổi tốc độ hoặc đường bay của quả cầu
- Có tác phong thái độ gây xúc phạm
- Phạm lỗi tác phong đạo đức mà không có ghi trong Luật cầu lông.
Giải quyết vi phạm luật cầu lông đôi
- Trọng tài chính sẽ áp dụng Luật đối với bắt cứ vi phạm nào bằng cách cảnh báo bên vi phạm; Phạt lỗi bên vi phạm nếu trước đó đã cảnh cáo. Một bên vi phạm hai lỗi như vậy được xem là một vi phạm liên tục.
- Các vi phạm liên tục Trọng tài chính sẽ phạt lỗi bên vi phạm và báo cáo ngay với Tổng trọng tài, người có quyền truất quyền thi đấu của bên vi phạm
Luật đổi sân trong thi đấu cầu lông đôi
- Các VĐV sẽ đổi sân: Khi kết thúc ván đầu tiên; ván hai, nếu có thi đấu ván thứ ba; và ván thứ ba khi một bên ghi được 11 điểm trước.
- Nếu việc đổi sân chưa được thực hiện thì các VĐV sẽ đổi sân ngay khi lỗi này được phát hiện và khi cầu không còn trong cuộc. Tỷ số ván đấu hiện có vẫn giữ nguyên
Luật cầu lông đôi tuy có chút phức tạp hơn luật đánh cầu lông đơn, đặc biệt trong việc xác định người giao cầu và vị trí đứng trên sân của các người chơi. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn và đồng đội cái nhìn khái quát về những quy định trong luật đánh cầu lông đôi
Đăng bởi: Ngọc Phạm Anh