Môn thể thao cầu lông là một trong những bộ môn có kỹ thuật cao giúp con người trở nên nhanh nhạy hơn trước mọi phản xạ bất cứ tình huống nào.
Quá trình tập luyện và thi đấu cầu lông đôi là một hình thức thi đấu khá phổ biến của môn thể thao cầu lông.
Trong thi đấu thì đánh đôi trong cầu lông bao gồm: Đánh đôi nam, đôi nữ hay đôi nam nữ. Vậy thì luật cầu lông đôi có những gì? Sau đây mình xin chia sẻ và giới thiệu cho các bạn biết luật cầu lông đôi trong thi đấu là như thế nào nhé.
- 1 Luật cầu lông đôi trong thi đấu
- 2 Kích thước sân chuẩn trong luật cầu lông đôi
- 3 Phát cầu trong luật cầu lông đôi
- 4 Ô giao cầu và ô nhận cầu trong luật đánh cầu đôi:
- 5 Lượt đánh cầu và vị trí trong luật cầu lông đôi
- 6 Ghi điểm và giao cầu trong luật cầu lông đôi
- 7 Trình tự giao cầu: Trong bất kỳ ván nào, quyền giao cầu cũng được chuyển tuần tự:
- 8 Bắt lỗi của VĐV trong luật chơi cầu lông đôi mới
- 8.1 Tính cầu ngoài cuộc:
- 8.2 Thời gian nghỉ, lỗi tác phong và hành vi của VĐV
- 8.3 Thời gian nghỉ giữa các hiệp thi đấu:
- 8.4 Nghỉ khi trận thi đấu kết thúc:
- 8.5 Lỗi trì hoãn trong thi đấu:
- 8.6 Chỉ đạo và rời sân:
- 8.7 Hành động VĐV không được phép:
- 8.8 Giải quyết vi phạm luật cầu lông đôi
- 9 Luật đổi sân trong bộ môn cầu lông đôi
Luật cầu lông đôi trong thi đấu
Luật cầu lông đôi trong thi đấu thì gồm có các loại như sau: Thi đấu đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ, luật thi đấu này là chung cho cả 3 loại thi đấu.
Ngoài ra hiểu về luật thi đấu để thực hiện tốt trong trận đấu thì cả 2 vận động viên phải phối hợp ăn ý và có chiến thuật tốt, tinh thần đồng đội phải cao thì mới có thể giành chiến thắng được.
Kích thước sân chuẩn trong luật cầu lông đôi
Kích thước sân cũng khá là quan trọng khi tham gia thi đấu ở môn cầu lông đôi này sau đây là kích thước chuẩn quốc tế các bạn cùng tham khảo nhé.
– Chiều rộng tối thiểu của sân cầu lông đôi là 6,1m ( chuyên môn gọi là 20 ft). Tổng chiều dài sân là 13,4m (44 ft).
– Phần sân phát cầu được giới hạn trong vạch chia giữa sân, biên phát cầu trên nằm cách lưới 1,98 m (6 ft 6 inch) và vạch biên tính điểm cùng biên phát cầu sau. Trong nội dung đánh đôi, phần biên phát cầu sau là vạch dài cách biên.
– Mép trên lưới có độ cao là 1,55 m (5 ft 1 inch) ở biên và 1.524 m (5ft) ở giữa. Cột chăng lưới nằm ở ngoài vạch biên tính điểm đôi.
Phát cầu trong luật cầu lông đôi
Kỹ thuật phát cầu lông trong luật cầu lông đôi cũng khá là khác biệt với cầu lông đơn..
Ô giao cầu và ô nhận cầu trong luật đánh cầu đôi:
– VĐV của bên giao cầu sẽ giao cầu từ ô giao cầu bên phải khi bên họ chưa ghi điểm hoặc ghi được điểm chẵn trong ván đó.
– Người của bên giao cầu sẽ giao cầu từ ô giao cầu bên trái khi họ ghi được điểm lẻ trong ván đó.
– Người có quả giao cầu lần cuối trước đó của bên giao cầu sẽ giữ nguyên vị trí đứng mà từ ô đó VĐV này đã thực hiện lần giao cầu cuối cho bên mình.
Mô hình ngược lại sẽ được áp dụng cho đồng đội của người nhận cầu.
– VĐV của bên nhận cầu đang đứng trong ô giao cầu chéo đối diện sẽ là người nhận cầu.
– VĐV sẽ không thay đổi vị trí đứng tương ứng của mình cho đến khi họ thắng một điểm mà bên của họ đang nắm quyền giao cầu.
– Bất kỳ lượt giao cầu nào cũng được thực hiện từ ô giao cầu tương ứng với số điểm mà bên giao cầu đó có.
Lượt đánh cầu và vị trí trong luật cầu lông đôi
Sau khi quả giao cầu được đánh trả, cầu được đánh luân phiên bởi một trong hai người chơi của bên giao cầu và một trong hai người chơi của bên nhận cầu cho đến khi cầu không còn trong cuộc .
Ghi điểm và giao cầu trong luật cầu lông đôi
– Nếu bên giao cầu thắng pha cầu, họ sẽ ghi cho mình một điểm. Người giao cầu tiếp tục thực hiện quả giao cầu từ ô giao cầu tương ứng còn lại.
– Nếu bên nhận cầu thắng pha cầu, họ sẽ ghi cho mình một điểm. Bên nhận cầu lúc này trở thành bên giao cầu mới.
Trình tự giao cầu: Trong bất kỳ ván nào, quyền giao cầu cũng được chuyển tuần tự:
– Từ người giao cầu đầu tiên khi bắt đầu ván đấu ở ô giao cầu bên phải đến đồng đội của người nhận cầu đầu tiên. Lúc này quả giao cầu được thực hiện từ ô giao cầu bên trái sang đồng đội của người giao cầu đầu tiên.
– Đến người nhận cầu đầu tiên và trở lại người giao cầu đầu tiên, và cứ tiếp tục như thế.
– Không người chơi nào được giao cầu sai phiên, nhận cầu sai phiên, hoặc nhận hai quả giao cầu liên tiếp trong cùng một ván đấu, ngoại trừ các trường hợp nêu ở Điều 12.
– Bất kỳ người chơi nào của bên thắng ván cũng có thể giao cầu đầu tiên ở ván tiếp theo, và bất kỳ người chơi nào của bên thua ván cũng có thể nhận cầu đầu tiên ở ván tiếp theo.
Bắt lỗi của VĐV trong luật chơi cầu lông đôi mới
Tính cầu ngoài cuộc:
_ Quả cầu chạm vào lưới hay cột lưới và rơi xuống đất thuộc phần sân của người đánh cầu.
_ Cầu chạm mặt sân
_ Cầu chạm vào bất kỳ bộ phận nào khác của VĐV.
_ Xảy ra lỗi hay một quả phát cầu lỗi, do quyết định của trọng tài
Thời gian nghỉ, lỗi tác phong và hành vi của VĐV
+ Theo luật thi đấu cầu lông thì trận đấu sẽ phải diễn ra liên tục bắt đầu từ khi giao cầu cho tới khi kết thúc một pha cầu, trừ trường hợp ngoại lệ mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Thời gian nghỉ giữa các hiệp thi đấu:
Và khi một bên ghi được 11 điểm thì thời gian nghỉ là không nhiều hơn 60 giây.
Thời gian nghỉ giữa các hiệp 1,2 và 3 không quá 2 phút.
(Thời gian nghỉ ngoài lật sẽ được quyết định bởi ban trọng tài).
Nghỉ khi trận thi đấu kết thúc:
Nếu trận đấu bị gián đoạn bởi sự cố nào đó thì điểm số sẽ được giữ nguyên và tính tiếp tới khi trận đấu được bắt đầu lại.
Lỗi trì hoãn trong thi đấu:
VĐV không được phép trì hoãn bằng bất kỳ hình thức nào, để phục hồi thể lực …
Mọi sự trì hoãn sẽ được quyết định bởi trọng tài chính điều khiển trận đấu.
Chỉ đạo và rời sân:
VĐV chỉ được phép nhận chỉ đạo khi cầu không còn trong cuộc.
Trong khi trận đấu đang diễn ra thì không một VĐV nào được tự ý rời sân, khi chưa được sự đồng ý của trọng tài.
Hành động VĐV không được phép:
Cố ý dùng lời nói hay hành động để dừng trận đấu;
Cố ý dùng các động tác để làm ảnh hưởng tới trạng thái bình thường của quả cầu như giẫm lên hay bựt lông cầu;
Có hành động hay lời nói xúc phạm tới đồng đội, đối thủ, trọng tài….hay bất kỳ tác phong đạo đức không quy định trong luật.
Giải quyết vi phạm luật cầu lông đôi
Mọi quyết định xử lý vi phạm luật cầu lông đều được trọng tài chính ra quyết định theo luật.
Tùy theo mức độ vi phạm luật mà trọng tài quyết định cảnh cáo hay xử phạt.
Khi một bên cảnh cáo 2 lần từ trọng tài sẽ tính là một lần phạm lỗi
Nếu phạm lỗi nặng nhiều lần trọng tài chính sẽ báo cáo lên tổng trọng tài và có quyền truất quyền thi đấu của VĐV nếu cần thiết.
Luật đổi sân trong bộ môn cầu lông đôi
Hai đội trong quá trình thi đấu sẽ đổi sân khi:
Hiệp đấu đầu tiên kết thúc
Hiệp đấu thứ 2 kết thúc và sẽ tiếp tục thi đấu thêm hiệp đấu cuối hiệp đấu thứ 3
Hiệp đấu thứ 3 diễn ra và có một đội đạt được số điểm 11 thì hai đội cũng sẽ đổi sân thi đấu.
Có một trường hợp khá hi hữu là khi kết thúc một hiệp đấu mà 2 đội chưa đổi sân, khi phát hiện ra và khi bóng chết trọng tài sẽ cho tạm dừng trận đấu, để 2 bên đổi sân, và kết quả của hiệp đấu dang dở sẽ được giữ nguyên để tính tiếp.
Hy vọng điều này sẽ giúp ích cho các vận động viên tham gia thi đâu tốt nhất và có hiệu quả nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi.
Đăng bởi: Huyền Lê Thị Khánh